TẠI SAO CẦN CHUYỂN TỪ GIÁO DỤC ÁP ĐẶT SANG GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG

Chắc hẳn không ít trong số chúng ta được lớn lên bởi đòn roi và kỷ luật của bố mẹ. Không chỉ bố mẹ, ông bà, tổ tiên của chúng ta cũng làm điều tương tự với con cái của mình. “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” đã thành phương châm của nhiều người. Phương pháp giáo dục đó CÓ VẺ ĐÚNG nhưng liệu nó có phù hợp trong mọi hoàn cảnh giáo dục ngày nay hay không?

1. Chúng ta học từ đâu trong quá khứ và con học ở đâu ngày nay?

Trong quá khứ của các thế hệ Việt Nam 7X, 8X, đầu 9X những thứ được tiếp nhận chủ yếu là truyền hình, nhà trường, văn hoá địa phương. Trên tivi chiếu cái gì cùng nhau xem cái đó. Nhà trường dạy cái gì cùng nhau học cái đó. Đây bản chất là tiếp nhận thông tin một chiều giống nhau. 

Vậy ngày nay con cái chúng ta học từ đâu? Đó là không gian mạng, những mạng xã hội như Youtube, Facebook, TikTok… Chúng ta đã mất kiểm soát với thông tin mà con cái mình nhận được từ không gian mạng này. Vậy nên thế giới quan của chúng ta và thế giới quan của con hiện tại là khác nhau. Những gì chúng ta áp đặt cho con như cách bố mẹ chúng ta đã làm không còn hiệu nghiệm vào thời điểm này. Vì các con có lý do để tranh luận. Có cái lẽ của mình khi những điều con nghe trên không gian mạng đang thuyết phục con.

2. Thông tin một chiều và thông tin đa chiều khác nhau như thế nào?

Chúng ta có thể hiểu rằng lúc trước chúng ta sẽ dạy con những điều hay, lẽ phải, kinh nghiệm, và nhà trường có đào tạo cũng theo thông tin được quản lý, nên thông tin từ một nguồn, còn ngày nay thông tin nhiều nguồn nên nhiều và nhiễu. Việc cấm đoán các con tiếp cận thông tin trên không gian mạng, hoặc từ bạn bè cho xem cùng là không thể. Vì cấm đoán kích thích sự tò mò của con người. Càng cấm các con càng muốn tiếp cận sâu hơn.

3. Khéo léo thay đổi phương thức giáo dục

Chính vì lý do đó, những phương pháp giáo dục như quân lệnh, mang tính áp đặt sẽ không thể giúp con chúng ta cạnh tranh, khi con lớn lên ra môi trường hội nhập xã hội. Chúng ta dần bắt đầu định hướng cho con, được tiếp xúc với những thông tin hay và cần thiết. Việc gợi ý cho con, khơi dậy đam mê trong con với một chủ đề mới là cách làm phù hợp.

4. Tạm biết giáo dục áp đặt

Trong bối cảnh của quá khứ, thực sự giáo dục áp đặt khiến nhiều người trong số chúng ta thành công và bản lĩnh như hiện tại, nhưng không có nghĩa nó trường tồn. Bố mẹ của thế giới phẳng cần hiểu con nhiều hơn.

5. Áp dụng giáo dục định hướng như thế nào?

– Cùng xem chương trình của con và trao đổi quan điểm về chương trình đó. Bố mẹ chia sẻ góc nhìn của mình, phân tích mặt lợi và hại của chương trình đó để định hướng con nên xem hay không.

– Giới thiệu những chương trình phù hợp với con và có thể giúp con đam mê hơn với những chương trình thực sự có ích. Báo cáo Youtube những chương trình bố mẹ đánh giá là tiêu cực, phản cảm.

– Cài đặt Youtube Kids nếu có thể. Việc chọn độ tuổi cho con cũng như cài đặt những chế độ quản lý từ nhà phát triển cũng là một cách hay, để con được tiếp cận với nguồn thông tin phù hợp lớp lứa tuổi.

Ngoài ra để định hướng cho con mình như thế nào? Bố mẹ cần:

– Nhận diện được con mình có sở trường gì để cung cấp cho con thêm thông tin

– Định hướng hành vi cho con để con đạt được mục tiêu con đề ra

– Quan sát và đồng hành cùng con trong quá trình và đưa ra tham vấn phù hợp với những việc con chưa làm được

– Mua cho con những cuốn sách, bài giảng liên quan đến những thứ con đang quan tâm.

Để có thể nhận diện con trẻ và phương pháp giáo dục tại nhà sao cho phù hợp, bố mẹ vui lòng tìm hiểu chương trình Nhận Diện Con Trẻ & Phương Pháp Giáo Dục Phù Hợp

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

– Hotline: 1900 63 30 63 hoặc 0973 27 00 88 (Giờ hành chính)

– Website: saigonconnection.comhocquanlytrungtamngoaingu.com

(Bản quyền thuộc Công Ty TNHH Đầu Tư & Phát Triển Giáo Dục HNC Việt Nam – Hanoi Connection. Các tổ chức cá nhân có ý định sao chép bắt buộc phải dẫn link bài viết gốc và ghi rõ nguồn)

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *